Theạyđuapháttriểnvũkhígiảgóc bẹto tờBusiness Insider, một cuộc chạy đua sản xuất "vũ khí mồi nhử" đang diễn ra trong cuộc xung đột ở Ukraine khi lực lượng của cả hai bên đang nỗ lực chế tạo nhiều loại vũ khí giả để đánh lừa đối phương. Chiến thuật này đã giúp cả 2 bên làm tiêu hao vũ khí của đối phương, và trong một số trường hợp đã khiến đối thủ làm lộ vị trí.
Mồi nhử
Tháng trước, một đoạn video được quay từ máy bay không người đã ghi lại hình ảnh xe tăng T-72 bơm hơi của Nga ở trên một cánh đồng. Video lần đầu tiên được đăng trên Telegram bởi một nhóm được xác định là thành viên Lữ đoàn cơ giới số 116 của Ukraine. Nhóm này cảnh báo các lực lượng Ukraine nên "cẩn thận" để "không tiêu tốn đạn dược" một cách không cần thiết.
Và ngoài xe tăng T-72 bơm hơi được thấy trong video, Nga còn dựng nhiều mô hình vũ khí giả khác để lừa Ukraine. Đây là một phần trong chiến thuật được gọi là Maskirovka, hay "che đậy". Đầu năm nay, Ukraine báo cáo đã nhìn thấy xe tăng bơm hơi của Nga được triển khai gần tỉnh Zaporizhzhia. Các lực lượng của Moscow cũng đã phát triển các máy bay chiến đấu MiG-31, hệ thống tên lửa S-300 mồi nhử và thậm chí cả các trạm radar giả.
Đáp lại, Ukraine cũng đang dùng chính chiến thuật của Nga để đối phó. Chẳng hạn, cuối năm ngoái, Ukraine bắt đầu đặt Hệ thống pháo binh cơ động cao (HIMARS) bằng gỗ trên chiến trường. Một quan chức cấp cao của Ukraine nói với tờ Washington Postrằng Nga đã lãng phí tên lửa hành trình Kalibr có giá trị lớn hơn rất nhiều để cố gắng phá hủy các mô hình trên.
Nga phí tên lửa, UAV vào mục tiêu giả như thật của Ukraine?
Bên cạnh đó, tờ The Telegraph đưa tin các phiên bản giả pháo M777 của Mỹ, xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất, bệ phóng tên lửa đất đối không Buk và hệ thống radar thời Liên Xô đều đã được Ukraine đưa ra chiến trường.
The Telegraph ước tính các mô hình như vậy có giá khoảng 800 bảng Anh (23,5 triệu đồng). Để so sánh, một số vũ khí mà phương Tây gửi Ukraine có giá ít nhất khoảng 3 triệu bảng Anh, còn tên lửa được Nga sử dụng để tiêu diệt chúng có giá có thể lên tới 5 triệu bảng Anh.
Chiến thuật dần mất tác dụng
Nhìn chung, cả Ukraine và Nga đều đã chứng tỏ khả năng xây dựng các hệ thống giả, nhưng cũng đã thu được nhiều kinh nghiệm trong việc phân biệt mục tiêu . Điều này tạo ra một thách thức lớn hơn và đặt ra yêu cầu cao hơn cho cả 2 phe.
Sự phát triển của công nghệ đang khiến việc tạo ra hàng giả "như thật" trở nên khó khăn hơn.
Công nghệ hiện đại, chẳng hạn như máy bay không người lái giám sát được trang bị cảm biến hồng ngoại và nhiệt, đã khiến các bên dễ dàng xác định được đâu là mục tiêu thật và giả. Việc một mục tiêu xuất hiện trên chiến trường mà không có dấu hiệu nhiệt xung quanh nó, là một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất để xác định đây là hàng giả.
Ngoài ra, việc thiếu vết xích xe tăng hằn trên đất là điều bất thường. Pháo mồi nhử dù được làm giả tinh vi đến mức nào đi nữa, nếu được đặt đơn độc trên chiến trường thay vì ở vị trí bắn thực tế, cũng chính là dấu hiệu tố cáo đồ giả.
Ukraine sắp có tên lửa mới mạnh hơn Storm Shadow
Đại diện một công ty chuyên sản xuất pháo trạm radar và súng cối giả chất lượng cao ở Ukraine gần đây nói với The Wall Street Journalrằng những mô hình giả đơn giản không còn hiệu quả nữa và việc sản xuất các hệ thống vũ khí giả tinh vi hơn sẽ đòi hỏi nhiều thời gian.
Do đó, ông George Barros, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Mỹ), nói với Business Insider rằng cả Ukraine và Nga đều cần phải sáng tạo nhiều hơn trong cách triển khai các mồi nhử như vậy.