Rakhoitv

Trước thông tin bệnh bạch hầu xuất hiện trở lại ở Hà Giang, Điện Biên vào tháng 9 sau hàng chục năm, thevang tv

【thevang tv】Nguy cơ mầm bệnh lây lan từ người lành mang trùng

Trước thông tin bệnh bạch hầu xuất hiện trở lại ở Hà Giang,ơmầmbệnhlâylantừngườilànhmangtrùthevang tv Điện Biên vào tháng 9 sau hàng chục năm, khó xác định nguồn lây do người lành mang trùng, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết nhiều vụ dịch bạch hầu tại Việt Nam năm 2020 và 2021 có đặc điểm tương tự. Các ca mắc đặt ra vấn đề phòng bệnh từ người lành mang trùng và tiêm chủng vaccine đầy đủ.

Trong đó, người lành mang trùng khiến bệnh dịch lây lan âm thầm, khó kiểm soát, dễ bùng phát. Họ có thể bị mầm bệnh tấn công ngược lại khi hệ miễn dịch suy yếu. Với cộng đồng, người lành mang trùng có thể lây bệnh cho nhóm có sức đề kháng kém, gây nhiều ca nặng, điều trị khó khăn, ví dụ trẻ em, phụ nữ có thai, người có bệnh nền, người cao tuổi.

"Thời gian mầm bệnh truyền nhiễm tồn tại ở người lành có thể kéo dài từ vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc lâu hơn. Khoảng thời gian này đủ dài để lây nhiễm cho người khác và lan rộng thành dịch bệnh", bác sĩ Chính nói.

Ngoài bạch hầu, bệnh do não mô cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, Covid-19 cũng có nguồn lây từ người lành mang trùng. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, một vụ dịch có thể có trên 25% người nhiễm vi khuẩn não mô cầu và không biểu hiện triệu chứng điển hình; nguồn lây từ trên 50% người lành mang trùng. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong từ 5 đến 15%.

Covid-19 âm thầm lây lan hồi tháng 8/2020 với khoảng 40% người nhiễm nhưng không có biểu hiện; bệnh ho gà gây 142.000 ca mắc trên thế giới năm 2015...

Nhiều vaccine cần tiêm nhắc để tăng cường miễn dịch và tránh tình trạng người lành mang trùng. Ảnh: Huỳnh Tuyết

Nhiều vaccine cần tiêm nhắc để tăng cường miễn dịch và tránh tình trạng người lành mang trùng. Ảnh: Huỳnh Tuyết

Theo bác sĩ Chính, cách phòng bệnh từ người lành mang trùng hiệu quả nhất là tiêm vaccine, chủ động tạo miễn dịch. Khi tỷ lệ người tiêm phòng cao, số người có miễn dịch trong cộng đồng lớn, bệnh khó lây nhiễm, từ đó giảm nguy cơ gặp biến chứng và tử vong.

Miễn dịch bền vững đến từ các mũi tiêm cơ bản và tiêm nhắc lại hàng năm, ví dụ vaccine bạch hầu - uốn ván - ho gà cần tiêm nhắc cho phụ nữ trước hoặc đang mang thai để tạo kháng thể bảo vệ con trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Trẻ tiêm đủ các vaccine trong các năm đầu đời, sau đó cần tiêm nhắc lại theo cột mốc 4 đến 7 tuổi, 9 đến 15 tuổi, tiêm nhắc lại mỗi 10 năm một lần. Vaccine thương hàn tiêm nhắc 3 năm một lần. Vaccine viêm gan B tiêm nhắc khi xét nghiệm kháng thể giảm...

Ngoài tiêm chủng, người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế. Mọi người tuân thủ các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh môi trường; nên duy trì lối sống lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn, chung thủy để ngăn ngừa: bệnh đường sinh dục và ung thư do HPV, viêm gan B, giang mai, lậu...

Nhật Linh

Vào 20h thứ 6, ngày 6/10, Hệ thống tiêm chủng VNVC phối hợp với báo VnExpress tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến: "Tiêm vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt cho trẻ em và người lớn".

Buổi tư vấn có sự tham gia của các chuyên gia y tế đầu ngành truyền nhiễm và nhi khoa: BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC; TS.BS Nguyễn An Nghĩa, Phó khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM; BS.CKI Đào Đỗ Thị Thiên Hương, bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.

Chương trình được phát sóng trực tiếp trên fanpage VnExpress, VNVC và các kênh truyền thông khác. Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi tại đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap